Phòng khám 360 Lê Hoàn

UNG THƯ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT & CẦN LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN

Đăng lúc: 09:24:23 02/12/2023 (GMT+7)

Trải qua gần 40 năm làm việc trong ngành y, mỗi lần gặp ca bệnh UNG THƯ (Hầu hết khi phát hiện bệnh ở vào giai đoạn muộn, thậm chí đã có di căn đến các cơ quan khác) và tất nhiên tiên lượng thường nặng, cơ hội chữa khỏi hay kéo dài thêm 5 năm sống là rất thấp & chi phí cho chữa trị vô cùng tốn kém. Có hai trạng thái tâm lý của người bệnh chúng tôi thường gặp hàng ngày đó là: 1. Ngay sau khi biết được căn bệnh của mình ở giai đoạn muộn gần như người bệnh bị suy sụp tinh thần ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị sau này. 2. Nhận kết quả khám bệnh (Hay tầm soát) có vài chỉ số bất thường (tăng hơn so với chỉ số bình thường đặc biệt các chỉ số xét nghiệm tumor markers tăng) gây cho người bệnh phân vân, lo lắng thậm chí bất an.

Chương trình “CHUNG TAY TẦM SOÁT UNG THƯ SỚM VÌ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG” được đài phát thanh & truyền hình Thanh hoá (TTV), TTV Media phối hợp với phòng khám đa khoa 360 Lê Hoàn, Tp Thanh hoá nhằm mục đích truyền thông đến người dân hiểu thêm về nguyên nhân, nguy cơ mắc ung thư để phòng tránh đồng thời biết thêm các thông tin về tầm soát sớm ung thư là gì ? tầm soát như thế nào mới đúng phương pháp tăng khả năng phát hiện sớm ung thư & giảm các chi phí không cần thiết cũng như không phải lo lắng khi sử dụng các kỹ thuật y học không phù hợp, không được khuyến cáo bởi các tổ chức nghiên cứu về ung thư trên thế giới & trong nước cho tầm soát mà có kết quả không bình thường. Vì thời lượng của chương trình phát sóng trên TTV có giới hạn, không đủ để truyền tải hết được các thông tin, bởi vậy thông qua bài viết này, tác giả muốn gửi tới những ai quan tâm đến chương trình, đến sức khoẻ những thông tin đầy đủ hơn. Tác giả hy vọng chương trình“CHUNG TAY TẦM SOÁT UNG THƯ SỚM VÌ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG” và bài viết này giúp ích ít nhiều cho bạn xem truyền hình & bạn đọc có các quyết định đúng đắn cho phòng bệnh, tầm soát, chẩn đoán & điều trị UNG THƯ bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho mỗi người.

 Mục đích của bài viết:

Cung cấp người đọc các thông tin cơ bản nhằm:
1. Biết cách tránh các yếu tố nguy cơ gây ung thư (Phòng bệnh).
2. Hiểu được tầm soát sớm ung thư là gì & sử dụng tầm soát đúng phương pháp tiết kiệm chi phí không cần thiết & tránh sự lo lắng khi có vài chỉ số bất thường trong kết quả các xét nghiệm hay kỹ thuật không được khuyến cáo sử dụng khi tầm soát.
3. Phát hiện sớm tổn thương nghi ngờ ung thư để có biện pháp áp dụng các kỹ thuật cao hơn & hợp lý hơn để chẩn đoán xác định bệnh ung thư.

Bệnh ung thư hiện nay có nhiều loại, có xu hướng gia tăng & trẻ hoá. Với sự phát triển của Y học ngày nay cùng với sự hiểu biết & phối hợp của người bệnh theo KHUYẾN CÁO của các tổ chức NC về ung thư trong & ngoài nước, bệnh ung thư không còn đáng lo sợ & chúng ta có thể tìm được lời giải tốt nhất cho bài toán UNG THƯ.

 TẦM SOÁT UNG THƯ LÀ GÌ ?

Sử dụng kỹ thuật đúng phương pháp, được các tổ chức, hiệp hội nghiên cứu về ung thư khuyến cáo áp dụng cho từng loại ung thư khác nhau, cho các đối tượng có mức độ nguy cơ khác nhau để phát hiện sớm tổn thương nghi ngờ ung thư (khi chưa có biểu hiện triệu chứng gì) đồng thời sau khi tầm soát nếu phát hiện thấy TỔN THƯƠNG NGHI NGỜ UNG THƯ được áp dụng các kỹ thuật cao hơn, phù hợp hơn để chẩn đoán xác định ung thư giai đoạn sớm.

          Có 3 nguyên tắc cơ bản người dân cần thực hiện:
1. Tất cả người dân cần hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây UNG THƯ để không chỉ phòng tránh (các nguy cơ có thể thay đổi) mà còn biết mình thuộc yếu cơ nguy cơ nào (nguy cơ thấp – trung bình hay cao) & nguy cơ không thể thay đổi (Yếu tố di truyền).
2. Bệnh cần được chẩn đoán ở giai đoạn càng sớm càng tốt, càng có cơ hội chữa khỏi bệnh hoặc cơ hội sống thêm 5 – 10 năm là rất lớn.
3. Ý thức của người dân biết cách tự bảo vệ sức khoẻ, tự nâng cao sự hiểu biết về bệnh ung thư để quyết định lựa chọn NƠI khám bệnh, lựa chọn THẦY THUỐC tư vấn, lựa chọn PHƯƠNG PHÁP điều trị & NƠI điều trị phù hợp với bản thân & căn bệnh UNG THƯ mắc phải.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
A. Nhóm nguy cơ có thể thay đổi (Môi trường - lối sống - mắc các bệnh liên quan – tiếp xúc các nguồn phóng xạ, sóng …)
1. Môi trường:

+ Ô nhiễm môi trường về nguồn nước, không khí, thực phẩm.

+ Về nguồn tia xạ, các sóng có hại cho sức khoẻ.

2.   2. Lối sống:

+ Lối sống sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ: Bia rượu, thuốc lá, thuốc gây nghiện.

+ Chế độ ăn uống không hợp lý giầu mỡ, đường, thực phẩm ô nhiễm có độc tố.

+ Lười vận động, làm việc quá sức thiếu khoa học.

3    3. Mắc các bệnh liên quan

+ Nhiễm các vi khuẩn, virus như: HP (ung thư dạ dày), HBV & HCV (ung thư gan), HPV (ung thư cổ tử cung) …

+ Các nhiễm độc, bệnh nghề nghiệp …

4    4. Tiếp xúc các nguồn bức xạ, tia, sóng có hại cho sức khoẻ

+ Tiếp xúc với tia gamma, tia xạ, tia X … cao hơn mức cho phép.

+ Tiếp xúc thường xuyên nguồn sóng có hại cho sức khoẻ.

B.   Nhóm nguy cơ không thể thay đổi: Tuổi tác & di truyền

1.     Tuổi càng cao nguy cơ mắc càng cao. Tuy nhiên xu hướng trẻ hoá.

2.     Di truyền: Trong gia đình có người mắc ung thư (đặc biệt mắc ở độ tuổi trước 45) – Nên kiểm tra xét nghiệm GEN (Lưu ý: XN GEN chỉ thực hiện 1 lần cho 1 thành viên trong gia đình để xác nhận có mang GEN ung thư hay không).

 BỆNH CẦN ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN Ở GIAI ĐOẠN CÀNG SỚM CÀNG TỐT

1.     Cần biết: Có yếu tố nguy cơ không (Nếu có thuộc nguy cơ thấp – trung bình hay cao).

2.     Nếu có nguy cơ tuỳ thuộc mức độ nguy cơ (thấp – trung bình – cao) nên chủ động gặp bác sĩ (Nếu có BS riêng) hay đến cơ sở y tế (có uy tín, đủ trang thiết bị & năng lực chuyên môn) để được tư vấn TẦM SOÁT SỚM UNG THƯ đúng phương pháp, phù hợp với từng cá thể khác nhau.

 LỰA CHỌN NƠI KHÁM BỆNH, THẦY THUỐC TƯ VẤN, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ & NƠI ĐIỀU TRỊ KHI MẮC BỆNH
1. Lựa chọn NƠI khám bệnh (đặc biệt nhằm mục đích TẦM SOÁT SỚM UNG THƯ)

+ Có đủ trang thiết bị phù hợp với TẦM SOÁT cho từng loại ung thư khác nhau chẳng hạn như: Chụp x quang vú (Mammography) để tầm soát ung thứ vú - Chụp cắt lớp phổi liều thấp (LDCT) để tầm soát ung thư phổi – Siêu âm để tầm soát ung thư gan - Nội soi tiêu hoá để tầm soát ung thư dạ dày, đại trực tràng - Chụp cộng hưởng từ (MRI) để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt – Siêu âm để tầm soát ung thư tuyến giáp … Như vậy hầu hết các thiết bị chẩn đoán hình ảnh & nội soi tiêu hoá cần được trang bị đầy đủ cho mục đích tầm soát ung thư.

+ Các kỹ thuật xét nghiệm nhằm mục đích phát hiện các yếu tố nguy cơ chẳng hạn như: XN để xác nhận bệnh viêm gan virus B & C mạn tính nguy cơ gây ung thư gan, xác nhận vi khuẩn HP nguy cơ gây ung thư dạ dày, xác nhận virus HPV nguy cơ gân ung thư cổ tử cung… & các xét nghiệm tumor markers nên được bác sĩ cân nhắc cho từng trường hợp cụ thể để tránh chi phí không cần thiết & gây thêm lo lắng cho người bệnh khi chỉ số tăng.

+ Phối hợp với các kỹ thuật & xét nghiệm chuyên sâu chỉ nên áp dụng khi tầm soát phát hiện tổn thương nghi ngờ UNG THƯ. Đây là bước chẩn đoán tiếp theo nhằm xác định người bệnh có bị UNG THƯ hay không: Đòi hỏi cơ sở khám, tầm soát không chỉ có đủ trang thiết bị mà còn đủ năng lực chuyên môn để tầm soát & chẩn đoán xác định bệnh UNG THƯ ở giai đoạn sớm.
2. Lựa chọn THẦY THUỐC (Bác sĩ) tư vấn TẦM SOÁT, tư vấn lựa chọn PHƯƠNG PHÁP & NƠI điều trị (Nếu mắc bệnh)

+ Nên lựa chọn các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, đủ năng lực chuyên môn, luôn cập nhật kiến thức (đặc biệt lĩnh vực ung thư) & tận tâm với người bệnh để được tư vấn.

+ Lựa chọn phương phát điều trị (Sau khi được chẩn đoán xác định bệnh UNG THƯ): Theo khuyến cáo của hội UNG THƯ HOA KỲ (ACS) người bệnh bị ung thư nên đặt các câu hỏi để được bác sĩ tư vấn (hay bác sĩ điều trị) trước & trong điều trị trả lời đầy đủ, rõ ràng để người bệnh đưa ra sự lựa chọn PHƯƠNG PHÁP đúng đắn & phù hợp nhất cho riêng mình:

Những câu hỏi trước điều trị (Dựa theo khuyến cáo của ACS)

        Câu 1:Tôi bị ung thư giai đoạn nào & các biện pháp điều trị nào áp dụng ?

        Câu 2:Tôi tìm thêm thông tin các biện pháp điều trị ung thư ở đâu?

        Câu 3: Lợi ích & rủi ro mỗi biện pháp điều trị ung thư là gì ?
        Câu 4: Bác sĩ gợi ý nên điều trị biện pháp nào cho căn bệnh của tôi ? & tại sao đó là biện pháp tốt nhất cho tôi ?
        Câu 5: Tôi cần bắt đầu điệu trị khi nào ?
        Câu 6: Thời gian tôi sẽ phải nằm viện bao lâu cho vấn đề điều trị ?
        Câu 7: Cơ hội khỏi bệnh khi áp dụng phương pháp điều trị này ?
        Câu 8: Làm thế nào để biết được quá trình điều trị có hiệu quả không ? 
        Câu 9: Thử nghiệm lâm sàng có phù hợp với tôi không ?
        Câu 10: Làm thế nào để tôi biết được các NC về căn bệnh & giai đoạn bệnh ung thư của tôi ?
         -------------------------------------------------------------------------------------

          2.câu hỏi cần tham khảo:

          Câu 1: Tôi cần 1 chuyên gia (các chuyên gia) để điều trị cho tôi ?
          Câu 2: Bác sĩ có thể giúp tôi tìm bác sĩ để điều trị tốt nhất cho tôi ?

          Những câu hỏi trong điều trị

          Câu 1: Tôi đến đâu để điều trị ?

          Câu 2: Điều trị như thế nào ?

          Câu 3: Thời gian nằm viện điều trị bao lâu ?

          Câu 4: Tôi phải điều trị ở khoa phòng nào trong bệnh viện ?

          Câu 5: Người thân đến thăm tôi ở khoa phòng nào trong bệnh viện ?
          Câu 6: Tôi sẽ cảm thấy như thế nào sau mỗi lần điều trị ? Kế hoạch làm việc & nghỉ ngơi của tôi có thể ra sao ?
           Câu 7: Việc điều trị có ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống của tôi không ?

Những câu hỏi về tác dụng phụ của điều trị

Câu 1: Tác dụng phụ (không mong muốn) của điều trị có thể bao gồm những gì?

Câu 2: Tác dụng phụ trong quá trình hoặc giữa các đợt điều trị ?

Câu 3: Nhiều tác dụng phụ tôi nên gọi cho BS ngay ?

Cầu 4: Tác dụng phụ của điều trị sẽ ảnh hưởng đến việc tôi có con ra sao ?

Câu 5: Phòng trách tác dụng phụ của điều trị bằng cách nào ?

     3. Sau khi được tư vấn & nhận được các câu trả lời từ bác sĩ tư vấn, người bệnh bị ung thư sẽ cân nhắc đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp điều trị & lựa chọn nơi đến để điều trị (Nếu lựa chọn đúng sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực, nếu lựa chọn không phù hợp kết quả điều trị sẽ bị hạn chế thậm chí tác dụng ngược bởi hiện nay có nhiều phương pháp & nhiều quan điểm chưa được đồng thuận cao trong điều trị ung thư. Mỗi phương pháp đều có ưu & nhược điểm riêng nên lựa chọn đúng & phù hợp là bài toán người bệnh cần tìm lời giải cho chính bản thân mình. Bệnh càng giai đoạn muộn lời giải càng khó khăn & TẦM SOÁT UNG THƯ SỚM vẫn luôn luôn là lời giải đơn giản & hiệu quả nhất cho bài toán điều trị ung thư.
                                                                                                                           TS.BS Lê Lệnh Lương

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 20:15
Mùa hè: 6:30 - 11:30 | 13:30 - 20:15