Phòng khám 360 Lê Hoàn

CỘNG HƯỞNG TỪ TOÀN THÂN (WB – MRI) TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG HIỆN NAY

Đăng lúc: 11:15:33 02/10/2024 (GMT+7)

Cộng hưởng từ toàn thân (WB-MRI) đã được giới thiệu lần đầu tiên từ những năm 1970s là kỹ thuật hình ảnh nhằm phát hiện & truy tìm tổn thương ở nhiều vị trí, cơ quan trong cơ thể. Gần đây với sự phát triển kỹ thuật cộng hưởng từ khuyếch tán (Diffusion – Weighted MRI) đã cải thiện rõ rệt khả năng phát hiện tổn thương, đặc biệt tạo ra sự tương phản tuyệt vời giữa tổn thương với các mô khác trong cơ thể thông qua kỹ thuật xoá nền (Background suppression) đồng thời đạt được độ phân giải không gian để có thể phát hiện được các tổn thương khu trú có kích thước từ 5 – 10mm. Các tiến bộ của cả phần cứng, phần mềm & ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) trên các hệ thống cộng hưởng từ gần đây cho phép giảm thời gian thu nhận & phân tích hình ảnh chỉ 40 – 50 phút cho WB-MRI cơ bản & 70 – 80 phút cho WB-MRI mở rộng. Hiện nay, nhiễm xạ trong y học ngày càng được quan tâm cùng với sự tiến bộ của cộng hưởng từ là kết quả cho việc mở rộng sử dụng WB-MRI trong ung bướu, nhi khoa, một số bệnh ngoài ung bướu & gần đây là sàng lọc trong dân số. Có thể nhận thấy rằng WB-MRI cũng được sử dụng theo dõi diễn biến & đáp ứng điều trị những bệnh nhân ung thư cũng như mở ra cơ hội kết hợp hình ảnh WB-MRI với hình ảnh học phân tử trên hệ thống PET/MRI để khai thác sức mạnh của hình ảnh lai ghép (Hybrid imaging).

 ĐẶT VẤN ĐỀ (INTRODUCTION)

Chụp cộng hưởng từ toàn thân (WB-MRI) đang là kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn, không nhiễm xạ được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong thăm dò cấu trúc giải phẫu & truy vết các tổn thương toàn bộ cơ thể với độ phân giải & độ nhậy cao. Các khuyến cáo gần đây về chỉ định chụp WB-MRI trong tầm soát ung thư ở cả trẻ em & người lớn có yếu tố nguy cơ cao, trong chẩn đoán giai đoạn ung thư trước điều trị & đánh giá đáp ứng sau điều trị được nhiều tổ chức, hiệp hội quốc tế nghiên cứu về ung thư đề cập tới (Như ACS, AACR, ASC, EACR). Ngoài ra, chỉ định chụp WB-MRI còn được mở rộng để thăm dò các bệnh lý ngoài ung bướu & gần đây đã được chỉ định trong tầm soát bệnh ở những người chưa có triệu chứng gì nhằm phát hiện sớm các tổn thương trong cơ thể đặc biệt là ung thư [1],[2].

Mục tiêu: Trình bày kỹ thuật, các chỉ định lâm sàng, so sánh thuận lợi & hạn chế WB-MRI so với các phương pháp h

ình ảnh khác đồng thời chia sẻ các ca chụp WB-MRI nhằm khuyến cáo các bác sĩ sử dụng WB-MRI hiệu quả & hợp lý hơn trong thực hành hiện nay, đồng thời thay thế các kỹ thuật hình ảnh khác có nhiễm xạ & có sử dụng thuốc cản quang hay dược chất phóng xạ như chụp WB-CT hay PET-CT trong thực hành hiện nay.

 KỸ THUẬT (PROTOCOLS)

Nguyên tắc:

-         Thu nhận đủ hình ảnh để phát hiện tổn thương.

-         Thời gian thu nhận & xử lý hình ảnh: Protocol cơ bản < 50p & Protocol mở rộng: < 80p

Có 2 dạng protocols thường được lựa chọn tuỳ thuộc vào mục đích thăm dò[1],[2].

1.     Protocol cơ bản (Core protocol): Bao gồm các hình ảnh T1w GRE (Kỹ thuật DIXON), STIR (T2w), DWI (giá trị b thấp = 0 & b cao = 800 hay 1000), ADC (đơn vị mm2/s) & mặt phẳng Axial hoặc Coronal. Gần đây sự phát triển phần mềm mới với hình ảnh khuyếch tán xoá 

nền (DWIBS) cho phép phát hiện tổn thương rõ ràng hơn.

2.     Protocol mở rộng (Extension protocol): Thuỳ thuộc vào chỉ định lâm sàng điều chỉnh thu nhận hình ảnh khác nhau: Bao gồm Protocol cơ bản + Hình ảnh mở rộng tuỳ thuộc vào bệnh lý cần chẩn đoán để lựa chọn thêm (Options)

Thu nhận hình ảnh:

-         Toàn thân (Đỉnh đầu – ½ giữa đùi; Đỉnh đầu – gót chân): Coronal T1W, STIR & DWI (b=0 & b=800-1000, ADC): Coronal T2w (STIR) & DWIBS

-         Axial khu trú vùng tổn thương.

-         Có thể T1w GRE (Kỹ thuật DIXON) trước & sau tiêm (khi cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ điện quang). Axial và/hoặc Coronal.

Sử dụng thuốc đối quang từ (Ga

dolinium):

-         Nên sử dụng với mục đích đánh giá giai đoạn & theo dõi đáp ứng sau điều trị đối với bệnh nhân ung thư.

-         Hạn chế sử dụng trong sàng lọc. Chỉ nên sử dụng khi phát hiện tổn thương cần chẩn đoán phân biệt giữa lành tính & ác tính.

Protocol tham khảo WB-MRI sàng lọc ung thư người không có triệu chứng[1].

WB-MRI protocol tại 360 Luxury clinic

Bảng 1: Protocol cơ bản & mở rộng.

STT

Xung chụp

Hướng & bộ phận chụp

Th. gian

Protocol cơ bản sàng lọc người không có triệu chứng

< 50 phút

1

STIR

Coronal (5-6mm), WB* (Standar)

 

2

DWIBS

Coronal (4-5mm),WB** (Standar)

 

3

T2W TSE

Coronal (5-6mm), WB** (Option)

 

Protocol mở rộng đánh giá giai đoạn, theo dõi tiến triển & đáp ứng điều trị ung thư

< 80 phút

1

STIR + DWIBS

Protocool cơ bản (Standar)

 

2

T1W (Kỹ thuật DIXON)

trước & sau tiêm thuốc

Axial & Coronal (4-6mm)

khu trú vùng tổn thương (Standar)

 

3

Toàn cột sống (T1W TSE & STIR)

T2W TSE

Sagital (4-5mm) (Option)

Axial (4mm) vùng tổn thương (Option)

 

 CÁC CHỈ ĐỊNH LÂM SÀNG (CLINICAL APPLICATIONS).

1.     Sàng lọc bệnh (Disease screening) [1],[2],[3].

+ Người khoẻ mạnh (Lo lắng ung thư, có nguyện vọng chụp WB – MRI)

+ Người có yếu tố nguy cơ ung thư (Thấp – trung bình – cao)

+ Trẻ em có hội chứng dễ mắc ung thư (Nguy cơ trung bình – cao)

+ Phụ nữ có thai có nguy cơ ung thư (Trung bình – cao)

2.     Trong ung bướu (In oncology) [4],[5],[6].

+ Bệnh lý tuỷ xương ác tính: U tuỷ, di căn xương (MM, Bone metastases)

+ Bệnh lý U hạch

+ Giai đoạn ung thư: Phổi, đại tràng

Cụ thể chỉ định trong các bệnh ung thư sau:

+ U đa tuỷ xương (Multiple Myeloma)

+ Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate cancer)

+ Ung thư vú (Breast cancer)

+ Ung thư hạch (Lymphoma)

+ Ung thư sắc tố (Melanoma)

+ Ung thư phổi (Lung cancer)

+ Ung thư đại tràng (Colon cancer)

+ Ung thư buồng trứng (Ovarian cancer)

3.     Ngoài ung bướu (Non-oncological applications) [7],[8],[9].

+ Tổn thương viêm khớp (Inflammatary joint disorders)

+ Viêm xương tuỷ (Osteomyelitis)

+ Bệnh Gaucher (Gaucher disease)

+ Hội chứng loạn dưỡng mỡ gia đình (Familial lipodystrophy syndromes)

+ Các chỉ định mới khác (Other emerging indications)

 SO SÁNH 3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT HÌNH ẢNH TOÀN THÂN.

(WB-MRI, WB-CT & PET-CT)

Bảng 2: Các phương pháp khảo sát hình ảnh toàn thân.

 

WB-MRI

WB-CT

PET-CT

Độ phân giải không gian

Cao

Vừa

Vừa

Sử dụng thuốc

Chỉ khi có tổn thương

Cản quang

FDG

Nhiễm xạ

Không

Độ nhậy

Cao

Vừa

Cao

Thời gian chụp

50 – 70 phút

10 – 15 phút

25 - 30 phút

Chi phí

# 10 triệu

# 5 triệu

# 20 triệu

 MỘT SỐ HÌNH ẢNH WB-MRI TẠI 360 LUXURY CLINIC THANH HOÁ

 Trường hợp 1: Tầm soát cho người không có triệu chứng lâm sàng.

BN nam, 64t, tiền sử bản thân viêm gan B, tiền sử gia đình có bố bị ung thư đại tràng sigma khi đã trên 85 tuổi. Hiện tại BN không có triệu chứng gì, có nhu cầu tầm soát WB-MRI.

Hình ảnh coronal whole STIR – DWIBS & T2W TSE: Bình thường

 

Trường hợp 2: Khảo sát WB-MRI đánh giá giai đoạn ung thư

BN nam 74t, đau đầu & sút cân.

 

 

screenshot_1728548011.png

Hàng trên: Hình ảnh CT – coronal STIR & DWIBS: Tổn thương phổi, hạch, não & xương chậu

Hàng dưới: Hình ảnh coronal STIR, DWIBS & CT: Tổn thương xương não, xương chậu, sườn.

Chẩn đoán: Ung thư phổi tế bào nhỏ T3N3M1c (Giai đoạn IVB)

 

Trường hợp 3: Khảo sát WB-MRI đánh giá giai đoạn ung thư tại PKĐK 360 Lê Hoàn đối chiếu hình ảnh chụp PET-CT tại Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện K trung ương.

NB nam, 62 tuổi, đau ngực trái: U thuỳ trên cạnh rốn phổi trái, di căn hạch trung thất & hạch thượng đòn trái. (Biopsy hạch thượng đòn trái xác nhận hạch di căn)

 

Trường hợp 4: Khảo sát WB-MRI theo dõi tiến triển & đáp ứng điều trị ung thư

BN Nam, BN nam 75t, sau mổ K đại tràng sigma kèm theo hoá trị 8 đợt. Chụp WB-MRI (có tiêm thuốc gadolinium) theo dõi tiến triển & đáp ứng điều trị ung thư.

Hàng trên: Coronal STIR – T2W TSE & DWIBS:

Không thấy tổn thương tái pháp và di căn, nang nhỏ gan thận

Hàng dưới: Axial & coronal T1W (Kỹ thuật DIXON CE): U thần kinh cạnh trái L2/3

Kết quả PET-CT tương ứng không thấy tổn thương tái phát tại chỗ & di căn.

 

 

KẾT LUẬN (CONCLUSION)

WB-MRI là kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn, không nhiễm xạ đã có nhiều nghiên cứu về giá trị của nó trong tầm soát các tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể với độ nhạy, độ phân giải hình ảnh không gian cao, đã & đang được nhiều tác giả khuyến cáo sử dụng trong chẩn đoán giai đoạn, theo dõi diễn biến & đáp ứng điều trị nhiều bệnh ung thư, đặc biệt gần đây đã được mở rộng áp dụng cho nhiều đối tượng trong tầm soát ung thư cũng như các bệnh lý ngoài ung bướu.

 

 

REFERENCES

1.      Zugni et al. Whole-body magnetic resonance imaging (WB-MRI) for cancer screening in asymptomatic subjects of the general population: review and recommendation Cancer Imaging (2020) 20:34 https://doi.org/10.1186/s40644-020-00315-0

2.      Tunariu N, Blackledge M, Messiou C, Petralia G, Padhani A, Curcean S,  et al. What’s New for Clinical Whole- body MRI (WB- MRI) in the 21st Century. Br J Radiol 2020; 93: 20200562.

3.      Gottumukkala RV, Gee MS, Hampilos PJ, Greer M- LC. Current and emerging roles of whole- body MRI in evaluation of pediatric cancer patients. Radiographics 2019; 39: 516–34. doi: https:// doi. org/ 10. 1148/ rg. 2019180130.

4.      Morone M, Bali MA, Tunariu N, Messiou C, Blackledge M, Grazioli L, et al. Whole- Body MRI: current applications in oncology. AJR Am J Roentgenol 2017; 209: W336–49. doi: https:// doi. org/ 10. 2214/ AJR. 17. 17984

5.      Petralia G, Padhani AR, Pricolo P, Zugni F, Martinetti M, Summers PE, et al. Whole- Body magnetic resonance imaging (WB- MRI) in oncology: recommendations and key uses. Radiol Med 2019; 124: 218–33. doi: https:// doi. org/ 10. 1007/ s11547- 018- 0955-7

6.      Taylor SA, Mallett S, Ball S, Beare S, Bhatnagar G, Bhowmik A, et al. Diagnostic accuracy of whole- body MRI versus standard imaging pathways for metastatic disease in newly diagnosed non- small- cell lung cancer: the prospective streamline L trial. Lancet Respir Med 2019; 7: 523–32. doi: https:// doi. org/ 10. 1016/ S2213- 2600( 19) 30090-66.

7.      Han SN, Amant F, Michielsen K, De Keyzer F, Fieuws S, Van Calsteren K, et al. Feasibility of whole- body diffusion- weighted MRI for detection of primary tumour, nodal and distant metastases in women with cancer during pregnancy: a pilot study. Eur Radiol 2018; 28: 1862–74. doi: https:// doi. org/ 10. 1007/ s00330- 017- 5126-z

8.      Barakat E, Kirchgesner T, Triqueneaux P, Galant C, Stoenoiu M, Lecouvet FE. Whole- Body magnetic resonance imaging in rheumatic and systemic diseases: from emerging to validated indications. Magn Reson Imaging Clin N Am 2018; 26: 581–97. doi: https:// doi. org/ 10. 1016/ j. mric. 2018. 06. 005.

9.      Elessawy SS, Abdelsalam EM, Abdel Razek E, Tharwat S. Whole- Body MRI for full assessment and characterization of diffuse inflammatory myopathy. Acta Radiol Open2016; 5: 205846011666821. doi: https:// doi. org/ 10. 1177/ 2058460116668216.

 

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 20:15
Mùa hè: 6:30 - 11:30 | 13:30 - 20:15