Điều trị sóng: Hồng ngoại, siêu âm
QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ BẰNG TIA HỒNG NGOẠI NHÂN TẠO
Đăng lúc: 21:47:39 04/08/2017 (GMT+7)
Vì đặc tính của tia hồng ngoại là bức xạ có nhiệt lượng cao, nên tác dụng chủ yếu của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. Khi sử dụng tia hồng nhiệt để chữa bệnh, tại những vùng chịu tác dụng nhiệt sẽ làm mạch mãu giãn ra như nhiều phương pháp nhiệt khác, bởi vậy nó sẽ giảm bớt những cơn đau, chống viêm mãn tính và làm mềm cơ.
ĐIỀU TRỊ BẰNG TIA HỒNG NGOẠI NHÂN TẠO
I. ĐẠI CƯƠNG :
Hồng ngoại nguồn nhân tạo do (các loại đèn hồng ngoại phát ra có công suất khác nhau. Tác dụng chủ yếu là nhiệt nóng.
II. CHỈ ĐỊNH :
- Giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, ngoại vi . - Chống viêm: mạn tính, - Sưởi ấm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH :
- Vùng da vô mạch, mất cảm giác.
- Các bệnh ngoài da cấp tính.
IV. CHUẨN BỊ :
1. Người thực hiện: kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, điều dưỡng viên (đã được học khóa ngắn hạn về vật lý trị liệu).
2. Phương tiện: đèn hồng ngoại theo chỉ định công suất.
3. Người bệnh - Giải thích
- Bộc lộ và kiểm tra vùng điều trị, chọn tư thế thuận lợi
4. Hồ sơ bệnh án: phiếu điều trị chuyên khoa.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH :
- Chiếu đèn theo các theo các thông số chỉ định (công suất đèn, khoảng cách, thời gian)
- Kiểm tra da vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ.
VI. THEO DÕI :
Cảm giác và phản ứng người bệnh.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ :
- Bỏng da xử trí theo phác đồ.
- Choáng váng: nằm nghỉ ngơi theo dõi.
( theo Quyết định số: 54/QĐ-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)